BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM - CU BA
Vì nụ cười của bạn!

Tập huấn hướng dẫn sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, quản lý rác thải, vệ sinh bề mặt môi trường trong phòng chống dịch COVID-19

TẬP HUẤN “HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN, QUẢN LÝ RÁC THẢI, VỆ SINH BỀ MẶT MÔI TRƯỜNG TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19”

 

     Chiều ngày 31/5/2021 vừa qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba đã tổ chức tập huấn “Hướng dẫn sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, quản lý rác thải, vệ sinh bề mặt môi trường trong phòng chống dịch covid-19” cho toàn thể cán bộ nhân viên y tế của Bệnh viện.

 

     Đây là một hoạt động mang tính thời sự, cấp thiết trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp trên toàn quốc hiện nay, giải quyết được băn khoăn của nhân viên y tế về vấn đề bảo hộ cá nhân an toàn khi thăm khám, điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ Covid – 19 và quản lý rác thải, vệ sinh bề mặt môi trường trong phòng chống dịch.

     Lớp tập huấn do Bs. Lê Thu Trang – PTK Kiểm soát nhiễm khuẩn chuẩn bị tài liệu, thuyết trình và hướng dẫn thực hành.

     Buổi tập huấn nêu rõ 6 loại trang bị bảo hộ cá nhân, 4 nguyên tắc sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân và trình tự cởi – mặc bộ đồ bảo hộ cá nhân đúng kỹ thuật.

6 loại trang bị bảo hộ cá nhân

  • Quần áo bảo hộ
  • Giày/dép, bao giày
  • Kính, mặt nạ, thiết bị bảo vệ mắt – mặt: sử dụng để tránh văng, bắn dung dịch chứa tác nhân gây bệnh hay hóa chất độc hại vào mắt, mặt.
  • Găng tay
  • Khẩu trang có tác dụng bảo vệ cán bộ xét nghiệm tránh khỏi các lây nhiễm với các tác nhân lây nhiễm qua đường hô hấp. Có 2 loại: Khẩu trang y tế và Khẩu trang hiệu quả lọc cao (N95, N96…)
  • Mũ trùm đầu sẽ bảo vệ phần đầu khỏi lây nhiễm với tác nhân gây bệnh, tránh lây nhiễm cho mẫu bệnh phẩm, giữ cho tóc không vướng víu khi làm các thao tác kỹ thuật.

4 nguyên tắc sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân

  • Trang bị bảo hộ cá nhân giúp làm giảm nhưng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm với tác nhân gây bệnh. Cần thêm một số biện pháp kiểm soát nhiễm trùng cơ bản như rửa tay, sát khuẩn tay.
  • Cần tiến hành đánh giá nguy cơ để các định các loại trang bị bảo hộ cá nhân phù hợp từng loại công việc cụ thể.
  • Trang bị đầy đủ chủng loại và kích cỡ các loại trang bị bảo hộ cá nhân thiết yếu.
  • Người sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân phải được đào tạo và có thể sử dụng thành thạo loại trang bị bảo hộ cá nhân.

 

Cần thêm một số biện pháp kiểm soát nhiễm trùng cơ bản như rửa tay, sát khuẩn tay

 

Trình tự mang - cởi phương tiện phòng hộ cá nhân đúng kỹ thuật

Cách mang phương tiện PHCN

  • Bước 1: Vệ sinh tay.
  • Bước 2: Đi bốt/bao giầy.
  • Bước 3: Mặc quần và áo choàng (mang tạp dề nếu có chỉ định).
  • Bước 4: Vệ sinh tay
  • Bước 5: Mang khẩu trang.
  • Bước 6: Mang kính bảo hộ (đối với loại có gọng cài tai).
  • Bước 7: Đội mũ trùm kín tóc, đầu, tai, dây đeo khẩu trang.
  • Bước 8: Mang tấm che mặt hoặc kính bảo hộ (nếu là loại dây đeo ngoài mũ).
  • Bước 9: Mang găng sạch.

Cách tháo bỏ phương tiện PHCN

  • Bước 1: Tháo găng, cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải (CT). Tháo tạp dề  
  • Bước 2: Vệ sinh tay.
  • Bước 3: Tháo bỏ áo choàng, cuộn mặt trong của áo choàng ra ngoài và bỏ vào thùng CT
  • Bước 4: Vệ sinh tay.
  • Bước 5: Tháo bỏ quần, ủng hoặc bao giầy cùng lúc, lộn mặt trong quần ra ngoài, bỏ vào thùng CT.
  • Bước 6: Vệ sinh tay.
  • Bước 7: Tháo tấm che mặt hoặc kính bảo hộ (nếu có).
  • Bước 8: Vệ sinh tay.
  • Bước 9: Tháo bỏ mũ trùm (luồn tay vào mặt trong mũ).
  • Bước 10: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).
  • Bước 11: Vệ sinh tay.

 

Hướng dẫn mang - cởi phương tiện phòng hộ cá nhân đúng kỹ thuật

 

Nguyên tắc vệ sinh bề mặt trong phòng chống dịch

  • Chuẩn bị phương tiện : khô, sạch khi bắt đầu thực hiện quá trình lau
  • Kỹ thuật làm sạch: loại bỏ rác thải, bụi, mảnh vụn, chất bẩn nhìn thấy bằng mắt thường trước khi làm sạch/khử khuẩn. Không thu gom chất thải sắc nhọn bằng tay trần. Giảm thiểu khuyếch tán bụi hoặc chất ô nhiễm khác trong quá trình lau
  • Tần suất làm sạch: tối thiểu hàng ngày, bề mặt tiếp xúc thường xuyên phải được làm sạch thường xuyên.

Nguyên tắc xử lý chất thải y tế nghi ngờ Covid-19

  • Mọi CT của người nghi ngờ/nhiễm SARS-CoV-2  đều được coi là CTLN, cần được thu gom XL  ngay tại nơi phát sinh từ khu vực sàng lọc, khu  vực cách ly, thu gom trong túi nilon và thùng kín màu  vàng có biểu tượng nguy hại sinh học.
  • CT phát sinh trong phòng COVID-  19 là CTYT phải được PL, thu gom, lưu giữ, xử lý  theo QĐ tại TT liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-  BTNMT và Căn cứ theo Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ Y tế V/v Ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Bảo đảm không phát tán mầm bệnh trong quá trình thu gom, VC và xử lý CTYT từ khu vực sàng  lọc, khu CL của người nhiễm/nghi ngờ nhiễm  SARS-CoV-2; đảm bảo AT cho NVYT, NB, người  nhà và người tham gia quản lý CTYT.
  • Bảo đảm không rơi vãi, phát tán CTYT trong quá  trình thu gom, VC, bảo đảm AT cho người tham gia quản lý CTYT và cộng đồng.
  • NVYT và người tham gia quản lý CTYT, vệ sinh  MT phải được trang bị đầy đủ PT PHCN phù hợp  khi đang làm việc.
  • CTYT phát sinh trong khu vực sàng lọc, cách ly  điều trị người nghi ngờ/nhiễm SARS-CoV-2 khi  đưa ra ngoài phải cho vào một túi CT màu vàng  trước khi VC xuống nhà lưu chứa CT tập trung  của BV/CSYT, ghi cảnh báo “CHẤT THẢI CÓ  NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

     Qua những hoạt động thiết thực mang tính thời sự như trên, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba sẵn sàng đối mặt dịch bệnh với công tác kiểm soát – phòng chống chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho khách hàng đến thăm khám cũng như đội ngũ nhân viên y tế công tác tại bệnh viện.